top of page

Paul Newman | Người đàn ông bước qua màn ảnh.

Với The Highball, nơi thời trang là phần nối dài của giá trị sống. Trong thế giới của những người đàn ông, phong cách không chỉ là lớp vải trên người mà là cách họ sống, làm việc, và để lại dấu ấn. 


Từ chiếc áo khoác denim phai màu của Paul Newman trên trường đua đến bộ suit may đo thanh lịch trên thảm đỏ, mỗi món đồ kể một câu chuyện về chất liệu bền bỉ, công năng thực dụng, và ý nghĩa vượt thời gian. 


Bài viết này về Paul Newman - người có sự nghiệp vĩ đại và phong cách thời trang chuẩn mực cho nam giới. Hãy cùng khám phá những giá trị gốc rễ định hình nên phong cách đó, và cách bạn có thể mang tinh thần ấy vào tủ đồ.





Không dừng lại ở màn ảnh


Paul Newman (1925–2008) là biểu tượng của điện ảnh, đạo diễn, tay đua, và nhà từ thiện, để lại di sản vượt thời gian qua tài năng và lòng nhân ái. Sinh tại Ohio, Newman phục vụ trong Hải quân Mỹ trước khi theo đuổi diễn xuất tại Actors Studio. 


Ông bứt phá với vai võ sĩ Rocky Graziano trong Somebody Up There Likes Me (1956), mở ra sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng với các vai phản anh hùng trong The Hustler (1961), Cool Hand Luke (1967), Butch Cassidy and the Sundance Kid (1969), và The Sting (1973). Vai “Fast Eddie” Felson trong The Color of Money (1986) mang về cho ông Oscar Nam diễn viên chính, sau 8 đề cử.


Ngoài diễn xuất, Newman đạo diễn các phim như Rachel, Rachel (1968), nhận đề cử Oscar, và thể hiện đam mê đua xe với thành tích về nhì tại Le Mans 1979. Ông sáng lập Newman’s Own năm 1982, quyên góp hơn 650 triệu USD cho từ thiện, và đồng sáng lập SeriousFun Children’s Network, hỗ trợ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Nghỉ diễn xuất năm 2007, Newman qua đời năm 2008, để lại di sản với hơn 65 phim, 3 Oscar, và một cuộc đời sống trọn vẹn, truyền cảm hứng qua tài năng, sự chân thực, và tinh thần cống hiến.


Đến tận cuối đời (2008), Paul Newman vẫn là hiện thân của một kiểu đàn ông giản dị nhưng đầy bản lĩnh: sống có chiều sâu, hành động vì người khác.





Định nghĩa lại sự giản dị


Paul Newman không chỉ là huyền thoại điện ảnh mà còn là hình mẫu thời trang mang tính biểu tượng cho sự tối giản đầy khí chất. Phong cách của ông không dựa vào xu hướng, mà đề cao sự thoải mái và phù hợp với người mặc. Trong thế giới thời trang nam, nơi cái đẹp thường bị lấp lửng giữa cường điệu và mô phỏng.


Sức Mạnh của Sự Tối Giản


Phong cách của Newman xoay quanh một nguyên lý đơn giản: ít món đồ – nhưng mỗi món đều có lý do. Để phù hợp với những nơi ông xuất hiện – một người đàn ông sống giữa phim trường, trường đua và những buổi chiều yên tĩnh ở Connecticut.

Tủ đồ của ông là tập hợp của những món kinh điển: sơ mi Oxford, áo thun trắng, áo khoác denim, quần chinos, suit may đo – tất cả đều được chọn vì tính ứng dụng, độ bền và khả năng kết hợp linh hoạt.

Chính cách ông mặc những món thường ngày như áo chambray trong Cool Hand Luke hay quần chinos be trong ảnh đời thường đã tạo nên thẩm mỹ “gọn gàng, thoải mái nhưng không xuề xòa” – thứ khiến người khác dễ cảm mến thay vì phải chú ý.


Tấm gương phản ánh cuộc đời


Newman không đóng khung bản thân vào một kiểu thời trang. Sự linh hoạt trong cách phối đồ của ông thể hiện rõ qua khả năng chuyển đổi giữa các tình huống sống – từ áo phông thể thao phối cùng áo khoác Harrington khi bước ra trường đua, cho đến suit ba mảnh lịch lãm trong The Sting (1973).


Khả năng kết hợp trang phục lao động với may đo cổ điển, ví dụ như sweatshirt raglan phối với chinos trắng hay áo khoác G9 Baracuta khoác ngoài sơ mi button-down. Những lựa chọn này phản ánh chính ông: mạnh mẽ, thực tế và không bị ràng buộc bởi bất kỳ công thức thời trang nào ngoài sự chân thực.


Chất lượng - yếu tố cốt lõi của phong cách


Ông đặc biệt yêu thích quần may đo gọn dáng, sơ mi có cổ cứng đúng độ và những đôi loafers đơn giản. Trong ảnh đời thường, Newman thường mặc jeans của Levi’s hoặc Lee với chất vải thô 12–14 oz – loại denim phai đẹp theo thời gian.


Phong cách của ông có thể gói gọn là: nam tính, tiết chế, và có chiều sâu. Không cần quá cầu kỳ, nhưng từng chi tiết từ cổ áo mở cho tới tay áo xắn đều được chọn lựa để phục vụ cho nhịp sống năng động và thoải mái.





Bảng màu – chất nền của sự uyển chuyển


Newman thể hiện sự tinh tế bậc thầy trong việc lựa chọn bảng màu cho phong cách. Ông yêu thích các tông màu như be, xanh navy, ô liu và xám. Đây không chỉ là những gam màu dễ nhìn, mà còn là nền tảng cho khả năng phối đồ không giới hạn. “Tông màu đất và sắc thái trầm” này bổ sung hoàn hảo cho hình ảnh sự trưởng thành và điềm tĩnh của ông. 

Hãy hình dung: một chiếc blazer xanh navy có thể dễ dàng kết hợp với quần xám cho một vẻ ngoài lịch sự, hoặc phối cùng quần chinos ô liu và sơ mi Oxford trắng để tạo nên phong cách gần gũi hơn.


Sự uyển chuyển trong bảng màu trung tính mà ông chọn. Cũng giống như là cách anh xuất hiện sự nghiệp đa diện của Newman, hoàn thành xuất sắc trong từng vai trò, mà không đánh mất sự nhất quán. Đó là thời trang luôn để lại dấu ấn bền bỉ, linh hoạt và đầy khí chất.


Di sản thời trang của Paul Newman không nằm ở một phong cách cụ thể – mà ở tư duy mặc đồ với mục đích và sự hiểu mình. Ông mặc để thấy thoải mái với chính mình. Đó là bài học không bao giờ cũ: sự giản dị, khi được thực hiện có chủ đích và gắn với cá tính, chính là phiên bản cao cấp nhất của phong cách.





Ba Trụ Cột Tạo Nên Phong Cách Paul Newman


Phong cách của Newman được xây dựng trên ba nền tảng: tailoring nhẹ theo phong cách Ivy League, casual bền bỉ, và phụ kiện mang tính biểu tượng. Mỗi trụ cột phản ánh một khía cạnh của cuộc sống ông, từ sự tinh tế trên thảm đỏ đến tinh thần phiêu lưu trên trường đua, tạo nên một tủ đồ vừa thực dụng vừa thanh lịch, vượt qua mọi xu hướng.


Tailoring nhẹ – Ivy Style: Thanh lịch mà thoải mái


Những chiếc blazer không độn vai, thường màu navy hoặc xám, phối cùng sơ mi Oxford button-down và quần chinos kaki, tạo nên vẻ ngoài chỉn chu nhưng thư thái. Khi phối với sơ mi Oxford trắng và cà vạt thả lỏng, như một bài học về may đo nhẹ nhàng, di chuyển mượt mà từ buổi công chiếu đến những dịp bình dị. 


Vai áo mảnh, không độn và chinos may đo, như phản ánh khả năng của Newman trong việc thể hiện sự lôi cuốn trong phong cách nhưng gần gũi của ông với vai trò diễn viên và người đàn ông gia đình.


Casual bền bỉ: Thực dụng và trường tồn


Tủ đồ casual của Newman: quần jeans denim thô, sweatshirt trắng, áo len xám, áo khoác corduroy được xây dựng để bền bỉ và linh hoạt. 


Quần Levi’s phai màu, thường phối với sweatshirt trắng hoặc áo chambray trong ảnh thập niên 1970, vì sức hút phong trần phù hợp với bụi trường đua. 


Áo len xám, mặc cùng áo thun trắng hoặc áo khoác corduroy với chinos ô liu. Chính điều đó đã mang đến vẻ ngoài sống động, linh hoạt từ phim trường đến những con đường yên tĩnh ở Connecticut. 


Trụ cột này phản ánh cách tiếp cận thực dụng của Newman, thể hiện khí chất tay đua và sự gần gũi của một người đàn ông bình dị.


Phụ kiện biểu tượng: Điểm nhấn cá tính


Phụ kiện của ông cũng nói cùng một ngôn ngữ. Đồng hồ Rolex Daytona ref. 6239 mà vợ ông – Joanne Woodward – khắc dòng “Drive Carefully Me” là một biểu tượng lặng lẽ nhưng đầy cảm xúc. 


Nó không chỉ là một món đồ đắt tiền, mà là một phần câu chuyện sống – sau này trở thành chiếc đồng hồ đeo tay đắt nhất từng được bán đấu giá (17,8 triệu USD). Cặp kính Carrera hay kính aviator ông thường đeo cũng là biểu tượng – không chỉ vì thẩm mỹ, mà vì công năng: bảo vệ đôi mắt trên đường đua


Giày loafer da, thường màu nâu hoặc đen, phối với chinos hoặc suit, giữ phong cách của ông luôn chỉn chu nhưng tự nhiên. 





Một Cách Sống Trọn Vẹn


Nhìn lại cuộc đời Paul Newman, người ta không chỉ thấy một tượng đài điện ảnh, mà còn thấy một người đàn ông hoàn thiện bản thân qua từng vai trò – diễn viên, tay đua, đạo diễn, nhà từ thiện – với một tinh thần nhất quán: lặng lẽ, hiệu quả.


Phong cách ăn mặc của ông phản ánh đúng điều đó. Không có sự thừa thãi trong lựa chọn, chỉ những món thực sự cần thiết: sơ mi Oxford trắng, blazer navy nhẹ vai, quần chinos be, jeans denim bạc màu – tất cả là công cụ để ông hiện diện.


Tư duy về thời trang của Newman không dựa trên xu hướng, mà dựa trên sự tự hiểu mình và tôn trọng lối sống. Mỗi item – từ đồng hồ Daytona mang dòng chữ “Drive Carefully Me” đến chiếc kính râm aviator – không chỉ là phụ kiện, mà là chứng tích cho từng giai đoạn cuộc đời. Chúng không đổi theo năm tháng, vì chính ông cũng không thay đổi bản chất: điềm đạm, tự chủ và tràn đầy cá tính.







  • Facebook
  • Threads
  • Instagram

The Highball

(+84) 93 872 0737

thehighball.vn@gmail.com

© 2023 by The Highball

Contact

Thanks for submitting!

bottom of page